Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Khoa học lý giải những thói quen hàng ngày của con người

Khoa học lý giải những thói quen hàng ngày của con người

 Đàn ông bị hấp dẫn bởi phụ nữ tóc vàng
Có giả thuyết cho rằng sở dĩ cánh mày râu hay để ý và có cảm tình với những cô gái có mái tóc vàng do bắt nguồn từ nhu cầu sinh học.
Thông thường, một người phụ nữ tóc vàng thì sẽ mang làn da trắng hồng do cơ thể có nhiều sắc tố nhạt màu hơn để che lấp đi những khiếm khuyết khác. Đàn ông thích họ vì anh ta thấy được những ưu điểm, sự vượt trội bao gồm cả sức khỏe của con cái mình sau này nếu kết thân với cô nàng.
Tuy nhiên, phụ nữ thì ngược lại. Các cô gái thường tránh xa những đối tác mang đặc điểm tương tự vì trông họ rất nữ tính, mất đi vẻ đẹp nam tính và theo quan điểm của mình anh chàng sẽ không mạnh mẽ trong chuyện ấy.
2. Ngoại tình
Có nhiều nguyên nhân để một người nào đó không chung thủy nhưng bên cạnh yếu tố tâm lý, xã hội, họ còn bị chính ADN ngoại tình tác động từ lâu.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra đoạn gen tên là RS3334 hay gen ly dị tồn tại trong bộ máy di truyền của con người. Trong những cuộc khảo sát, một số cặp vợ chòng được yêu cầu điền vào bảng câu hỏi chi tiết về cuộc hôn nhân của mình. Kết quả là những gia đình nào có người chồng càng mang nhiều gen RS3334 thì có điểm số càng thấp và thường xuyên gặp khó khăn, xích mích trong cuộc sống vợ chồng.
Người ta cho rằng gen này đã ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hoocmon Vasopressin chịu trách nhiệm liên kết, thiết lập mối quan hệ bền vững giữa các cá nhân và giữa hai vợ chồng.
3. Ôm
Ôm đã trở thành hành vi, thói quen tưởng chừng không thể giải thích được nguyên nhân và lịch sử hình thành của nó. Nhưng thực tế, các nhà khoa học đã làm được điều đó. Hành động tiếp xúc da thịt, gần gũi với một người khác như ‘ôm ấp’ liên quan trực tiếp đến hoocmon Oxytocin nâng cao sự tin tưởng, cảm giác yên bình, hạnh phúc.
Nhưng nếu không có ai để bạn ôm thì cũng đừng lo lắng vì bộ não vẫn liên tục sản sinh ra hoocmon đó kể cả khi bạn có tiếp xúc có tình cảm qua ánh mắt, hành động ga lăng và thậm chí là khi bạn vuốt ve một con chó. Chúng ta vẫn luôn có thể chia sẻ và được chia sẻ hạnh phúc và sự yên bình cho những người xung quanh.
4. Không ưa người lạ
Một trong những tác dụng phụ của hoocmon Oxytocin là buộc chúng ta tránh xa những người không mang lại sự tin tưởng. Hầu hết trẻ em chịu nặng nề cảm giác sợ hãi người lạ vì chưa có nhiều trải nghiệm trong đời.
Một nhóm người tham gia thử nghiệm đã hít và uống một lượng Oxytocin rồi cùng chơi một trò chơi. Với những người đã từng biết mặt nhau, chất hoocmon giúp họ tạo nên sự hợp tác vì có thêm niềm tin vào nhau còn những người xa lạ lại có tác dụng ngược lại.
Có thể đặc tính này còn sót lại từ tổ tiên chúng ta, những người luôn phải đặt lòng tin vào tộc trưởng lên tất cả để bảo tồn tính mạng, gia đình trước mối nguy hiểm rình rập bên ngoài.
5. Gãi
Chúng ta thường cào cấu làn da mình nhưng không hề biết hành động ấy mang lại rất nhiều lợi ích. Gãi hay chính xác hơn là gãi ngứa, là cách cơ thể loại bỏ chất kích thích có hại hoặc những sinh vật, tác động bên ngoài. Chẳng hạn như một con kiến bò lên chân bạn, cảm giác ngứa sẽ sinh ra và bạn phải chà xát khu vực đó để xua đuổi con vật đi và có thể bao gồm cả chất kích thích da từ chân của chúng.
Gãi ngứa là phản xạ rất tiến hóa của con người nhằm tự vệ trước những mối nguy hiểm từ môi trường xung quanh. Nhiều người mất đi phản xạ này thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, thậm chí cả tính mạng. Cứ tưởng tượng nếu bạn dị ứng với côn trùng và không hề biết chúng đang bò trên cơ thể mình xem.
6. Tranh luận với chính mình
Một ai đó đưa cho bạn một hộp sô cô la và bạn đang trong tình trạng muốn giảm cân. Bạn sẽ thực hiện một thỏa thuận với chính mình: “Tôi có thể ăn chúng miễn là tôi hứa sẽ đến phòng tập vào ngày mai”. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta có phản xạ giống như bị tự kỷ như vậy.
Trải qua quá trình tiến hóa, phản xạ tự tranh đấu với bản thân đã giúp con người hoàn thiện hơn về mặt suy nghĩ, tự tìm đến cảm giác thỏa mãn, tránh ý nghĩ tiêu cực và nhanh chóng tìm được hạnh phúc. Và khi bạn lo lắng, đấu tranh tư tưởng thì phần não bộ mà khi bạn nghĩ về người khác cũng sáng lên. Do đó, bất cứ ai cũng có phản xạ này chỉ khác nhau ở mức độ thể hiện.
7. Mệt mỏi về đêm
Mọi người đều biết chúng ta ngủ vào ban đêm và thức dậy khi trời sáng nhưng chính xác cái gì đã kiểm soát hành vi này? Hầu hết chúng ta cũng không chủ động đi vào giấc ngủ cũng như tỉnh dậy được. Thủ phạm chính là Melatonin.
Vào mỗi buổi sáng, việc tiếp xúc với ánh sáng sẽ kích hoạt một loạt các hóa chất trong đó có hoocmon Melatonin trợ giúp và mở khóa cho các hoạt động hàng ngày của bạn và điều ngược lại cũng xảy ra khi màn đêm buông xuống. Melatonin được tiết ra từ tuyến tùng và chỉ ngừng lại khi ngủ. Hàm lượng chất này đạt mức độ khá cao cho tới khi cách 12 tiếng trước khi tiếp xúc với ánh sáng vào ngày hôm sau.
8. Mất kiểm soát
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mọi người mất bình tĩnh, tức giận và hành hung người khác. Hạch hạnh nhân trên não bộ là một nơi được chứng minh đã gây ra tính cách hung hăng, mất kiểm soát của con người và tác dụng của nó còn khuếch đại hành vi bạo lực của người ta.
Vỏ não trước trán sẽ nhận được xung phát ra từ hạch hạnh nhân và xử lý thông tin để quyết định có nên hành động hay không. Các chấn thương trên hạch này hoặc các khối u, dị tật bẩm sinh sẽ dẫn đến những xung thần kinh liên tục phát ra thúc giục chủ nhân nó trở nên cục tính và hung hăng hơn.
(Người Đưa Tin)
Theo:nguyentandung.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến