Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Bài 2: Câu lệnh điều kiện (If then)

Trong cuộc sống, có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra. Điều kiện thường là một sự kiện được mô tả sau từ “Nếu”. Vd: Nếu em bị ốm, em sẽ không tập thể dục buổi sáng... Trong Pascal cũng như vậy.

Trước khi bắt đầu về câu lệnh điều kiện, chúng ta sẽ tìm hiểu tính đúng/sai, phép so sánh và cấu trục rẽ nhánh.

1. Tính đúng hoặc sai của các điều kiện

Khi kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thỏa mãn, còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói điều kiện không thỏa mãn.

vd: Nếu x mod 2=0, thì x là số chẵn; ngược lại x là số lẻ.
Nếu nhấn phím Enter, thì sẽ đưa con trỏ soạn thảo xuống dòng.

2. Điều kiện và phép so sánh

Các phép so sánh có vai trò rất quan trọng trong việc mô tả thuật toán và lập trình. Chúng thường được sử dụng để biểu diễn các điều kiện.
vd: Tìm số lớn nhất: Nếu a > b, thì a là số lớn nhất; ngược lại b là số lớn nhất.

3. Cấu trúc rẽ nhánh

Cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ thị cho máy tính thực hiện các hoạt động khác nhau tùy theo một điều kiện cụ thể có được thỏa mãn hay không. Cấu trúc rẽ nhánh có 2 dạng: Dạng thiếu và dạng đầy đủ. vd. Nếu chăm chỉ học tập, An sẽ được mẹ mua cho một cái máy vi tính; (dạng thiếu).
Nếu chăm chỉ học tập, An sẽ được mẹ mua cho một cái máy vi tính; ngược lại, An sẽ bị cô giáo phàn nàn và An sẽ không được mẹ mua cho một cái máy vi tính (dạng đủ).

4. Câu lệnh điều kiện

* Trong Pascal, câu lệnh điều kiện được viết như sau:

+ Dạng thiếu:

If <điều kiện> then <câu lệnh>;

vd: if (x mod 2)=0 then writeln(x,' la so chan');

+ Dạng đầy đủ:

If <điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;

vd:  if (x mod 2) =0 then writeln(x,' la so chan') 
   else writeln(x,' la so le');

Sưu tầm và biên tập

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến