Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Những truyền thuyết có thể bạn chưa biết về ngày lễ Halloween

Những truyền thuyết có thể bạn chưa biết về ngày lễ Halloween
Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, trong lễ hội này người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc. nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc ghớm ghiếc đến thế? Phải chăng đó là nghi lễ thờ quỷ dữ hay đó là tàn tích của những lễ nghi tà giáo từ thời xa xưa?

Nguồn gốc lễ hội Halloween

Lễ hội Halloween ngày nay bắt nguồn từ dân tộc Celt, là một dân tộc sống cách đây hơn 2000 năm trên các vùng đất mà bây giờ là Anh quốc, Ireland và miền Bắc nước Pháp. Dân tộc Celt bắt đầu năm mới vào ngày 1 tháng 11 Dương Lịch.Ngày lễ hội này báo hiệu sự bắt đầu của mùa lạnh, của những ngày tối tăm thường được liên kết với sự tàn tạ và sự chết của loài người. Dân tộc Celt tin rằng Samhain cho phép những linh hồn người chết được trở về nhà trên trần gian vào đêm hôm đó.







Vào năm 43 (Tây lịch kỷ nguyên), người La Mã chinh phục vùng đất của dân tộc Celt và cai trị khoảng 400 năm . Trong giai đoạn này có hai lễ hội Samhain của dân tộc Celt. Một trong hai lễ đó là FẺALIA được cử hành vào cuối tháng Mười để vinh danh những ngưòi đã chết, lễ thứ hai dành cho Pomona, nữ thần La Mã về cây và quả. Có lẽ vì nữ thần Pomona mà quả táo (apple) đã được kết hợp vào lễ hội Halloween. Tại Anh Quốc, Halloween đôi khi được gọi là Nutcrack Night or Snap Apple Night vì mọi người trong gia đình ngồi quanh lò sưởi kể chuyện và ăn đậu phụng rang hoặc nhai "táo".

Vào ngày "Các vong hồn," những người nghèo đi "khất thực cô hồn" (went-a-souling) và họ sẽ được bố thí bánh trái gọi là "soul cakes" (bánh vong hồn) để họ hứa là sẽ cầu nguyện cho "các vong hồn."

Halloween đến Mỹ do những di dân đầu tiên, đa số đến từ Anh Quốc và một số từ các vùng thuộc dân tộc Celt, họ đã đem qua Mỹ khá nhiều phong tục khác nhau. Nhưng vì nhiều lý do, mãi đến thập niên 1800 mới trở thành tục lệ được nhiều người hưởng ứng.

Truyền thuyết về Halloween

Theo truyền thuyết của nước Ái Nhĩ Lan (Ireland) thì từ ngữ "Jack-ó-lanterns" đến từ một người có tên là Jack. Jack là một chàng thiếu niên đã chết nhưng linh hồn không được phép vào Thiên Đàng vì lý do: lúc sống, anh ta vốn là một người tham lam, bủn xỉn, thường cất giấu tiền bạc, keo kiệt không hề bố thí cho ai một chút gì. Thế nhưng anh ta lại cũng không thể vào Địa Ngục vì lúc còn sống anh ta đã từng chơi đùa với ma quỷ, nên quỷ không bắt anh.







Chuyện kể rằng: một hôm có con quỷ đến quấy phá một vùng dân cư, chẳng may bị báo động, người ta đến cầu cứu các vị tu sĩ đem các vật thánh đến "yểm" và "khóa các cửa" ra vào. Thế là con quỷ bị bắt... Jack đã nhận ra đó là con quỷ thường vui đùa với mình và Jack đã tìm cách gỡ vật "yểm ma quỷ" mở đường cho quỷ chạy thoát.

Để đền ơn cứu mạng, quỷ hứa với Jack là sẽ không bắt hồn Jack về Địa Ngục. Do đó, khi Jack chết vì một tai nạn, hồn Jack bị Thiên Đường từ chối. Jack liền tìm đến Địa Ngục, nhưng quỷ không cho vào... vì lời hứa trước. Thấy Jack lạnh lùng khổ sở, quỷ bèn lấy một ít than hồng ở Địa Ngục bỏ vào trong ruột một quả bí ngô và đưa cho Jack để sưởi ấm... trên đường trở lại trần gian. Để cho không khí thông vào nuôi lửa, Jack phải đục thủng quả bí ngô.. và ánh lửa từ trong đã chiếu ra soi sáng nẻo đường lang thang của Jack. Có lẽ Jack phải cầm đèn đi lang thang trên mặt đất cho đến ngày phán xét cuối cùng của nhân loại.

Biểu tượng quả bí ngô

Theo những truyền thuyết của người Ai Len, một kẻ nghiện rượu tên là Sting Jack đã ăn trộm đồ trong một ngôi làng và đã bị người dân đuổi đánh. Jack chạy trốn, và trên đường hắn gặp một con quỷ được sai đến để bắt linh hồn của hắn đi. Tuy nhiên Jack đã lừa con quỷ leo lên cây táo cổ thụ và không cho nó xuống bằng cách khắc dấu thánh giá vào vỏ cây.







Con quỷ đã van xin hắn, và Jack bắt con quỷ phải thề rằng sẽ không bao giờ tước đi linh hồn của hắn. Sau này khi già đi, Jack chết nhưng linh hồn của hắn không được lên thiên đàng vì những tội lỗi, địa ngục cũng không có chỗ cho linh hồn hắn dung thân vì lời thề của con quỷ. Vì thế linh hồn của Jack phải lang thang nơi trần gian.

Có một viên than hồng không bao giờ tắt mà hắn được con quỷ cho để soi đường đi trong đêm tối, hắn đặt hòn than hồng vào trong củ cải được khoét rỗng ruột để nhìn thấy đường đi. Sau này khi nhập cư vào Mỹ, người Ailen đã biến quả bí ngô (vốn là loại nông sản trù phú của thổ dân Mỹ) thành chiếc đèn lồng Jack-O-Lantern khắc hình mặt người rùng rợn với ngọn nến được thắp sáng bên trong như chúng ta vẫn thường thấy. Chiếc đèn lồng này được coi biểu tượng của ngày lễ Halloween.

Chuyện về quả táo Pomona

Cây táo từ lâu đã được gắn với hình ảnh nữ thần bất tử và trí tuệ. Nếu bổ ngang một quả táo, sẽ lộ ra hình ngôi sao 5 cánh, biểu tượng cho nữ thần trong niềm tin của người Châu Âu ngày xưa. Táo Pomona là những quả táo được thả trong chậu nước, hoặc trên sợi dây. Những thanh niên tới tuổi cập kê tìm mọi cách để lấy quả táo và người nào làm được thì sẽ là người sớm được lập gia đình. Ngoài ra còn nhiều truyền thuyết dân gian khá lý thú như ai gọt vỏ táo Pomona trước một cái gương bên cạnh một cây nến cháy thì sẽ nhìn thấy hình ảnh của người vợ (chồng) tương lai trong gương, hoặc cố gắng giữ vỏ táo càng lâu thì cuộc đời của bạn được kéo dài…!










Các tập tục trong ngày Halloween

"Trick Or Treat" Đây là sinh hoạt chính của hầu hết trẻ em và thiếu niên tại Hoa Kỳ trong đêm Halloween. "Trick" nguyên nghĩa là: đánh lừa, trò chơi tinh ma nghịch ngợm: "Treat" là tiếp đón, đối xử tử tế, tiếp đãi. Các em nhỏ và thiếu niên, thanh niên hóa trang với áo quần và mặt nạ hình ma quỷ, rồi cầm lồng đèn đi từ nhà này sang nhà khác trong xóm, gõ cửa và nói "trick or treat." Câu này có nghĩa là: “Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi.” Thông thường những người láng giềng luôn luôn muốn tránh việc "trick" nghĩa là chơi đòn đánh lừa nên thường tiếp đón (treat) chúng bằng kẹo và trái cây (theo tục lệ có nhét đồng tiền ở bên trong).







Người Châu Âu thì cho rằng những bộ trang phục kỳ quái trong ngày Halloween không phải có xuất xứ từ người Celtic mà có xuất xứ từ chính những người Châu Âu. Vào thế kỷ thứ 9, ngày 2 tháng 11 hàng năm và cũng là ngày cầu cho các linh hồn, những giáo dân thường ăn mặc giống như những kẻ ăn mày rồi đi từ làng này sang làng kia để xin những mẫu bánh vụn tượng trưng cho thức ăn nuôi dưỡng linh hồn. Những người này tin rằng họ càng xin được nhiều mẩu bánh thì linh hồn của những người thân của họ sẽ nhận được càng nhiều những lời cầu nguyện. Các giáo dân tin rằng những lời cầu nguyện này sẽ giúp cho những linh hồn người thân của họ còn mắc kẹt ở đâu đó sẽ được lên thiên đàng.

Ý nghĩa của ngày Halloween.

Về giáo dục, hành động và cuộc đời của Jack đã trở thành những kinh nghiệm để tuổi trẻ rút ra một bài học làm người, đó là: Sống không nên tham lam, bủn xỉn, keo kiệt, phải có lòng bác ái, từ bi, biết giúp đỡ kẻ khó khăn, không nên chơi đùa với ma quỷ. Ma quỷ hiểu theo nghĩa bóng là những trò lừa lọc, đe dọa, làm cho người khác sợ hãi, những việc làm tinh quái do trí thông minh và tưởng tượng của tuổi trẻ sáng tạo ra có khi làm hại đến người, đến xã hội... Chơi đùa, giao du với ma quỷ sẽ dễ bị cám dỗ đi vào đường tối tăm và tội lỗi.

Về ý nghĩa nhân bản, thử đặt câu hỏi: tại sao dưới ánh sáng khoa học và kỹ thuật mà các nước Âu, Mỹ vẫn dành một ngày lễ hội cho người của "cõi Âm" mà đại diện là chàng Jack?

Jack là nhân vật tưởng tượng nhưng đã thực sự hiện thân trong cuộc đời, trong thân phận làm người... mà lại là một người cô đơn. Khi chết, Jack trở thành cô hồn, không chỗ dung thân, Thiên Đàng và Địa Ngục đều từ chối. Truyền thống lễ hội Âu Mỹ đã dành cho Jack một ngày. Một ngày được trở lại với cõi dương. Trong ngày đó, Jack có thể sống vui chơi thoải mái, vì người sống đã hóa trang thành ma quỷ để linh hồn Jack có chỗ trà trộn vào cho đỡ cô đơn. Đây là ý nghĩa nhân bản của lễ hội Halloween.







Lễ Hội Halloween ở Mỹ nhằm vào tiết thu, mưa buồn và gió lạnh, trùng hợp với "ngày cô hồn" trong truyền thống dân tộc mình cũng trong mưa buồn hiu hắt.

Trong ý nghĩa nhân bản, Halloween và Rằm tháng Bảy Âm lịch ở Việt Nam ta có thể xem như là ngày hai cõi Âm, Dương hội ngộ trong niềm thương cảm bao la.. Cuộc hội ngộ này đã phần nào nói lên cái triết lý "Âm, Dương nhất lý, Sinh tử đạo đồng" nơi gặp gỡ của tâm hồn nhân bản đông tây.

"Halloween," "All Soul's Day", "Cúng Cô Hồn" đều là những dịp để người sống tưởng nhớ, đoái thương những mảnh đời bất hạnh trong cõi u minh và trong cuộc sống hiện thực chung quanh...



Thật vậy, tưởng tượng và hư cấu không thể nào bắt nguồn từ cái không không mà phải khởi đi từ một thực tại nào đó. Như vậy thì, phải chăng, "Jack Ó Lantern" chỉ là hình tượng của bao nhiêu thanh thiếu niên trong cuộc đời hiện thực, vì môi trường gia đình, xã hội, giáo dục hoặc vì những thúc bách thầm kín nào đó đã vô tình "đùa chơi với quỷ." Và vì đó họ đã lỡ tay đánh mất tuổi thơ, vì ham vui, vì lòng trắc ẩn, thương xót, vì tình bạn bè... mà đã vô tình vi phạm quy ước xã hội, lỗi với giáo điều tín ngưỡng, mang tội với gia đình... Rồi bị xã hội thẳng tay loại trừ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến